Bài đăng nổi bật

HÌNH ẢNH HỘI THI KỂ CHUYỆN SỬ VIỆT

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

KẾ HOẠCH THÁNG 3

KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN – THIẾT BỊ THÁNG 3

I.  NHẬN ĐỊNH THÁNG 2
1. Những việc làm được
- Giới thiệu sách về  ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Sưu tầm những clip film, những câu chuyện lịch sử Việt Nam.
            - Vệ sinh phòng đọc thư viện sạch sẽ, bố trí và sắp xếp kệ sách hợp lý dễ quản lý và hoạt động.
- Phối hợp với TPT đội tổ chức ngày hội “ Kể chuyện sử Việt”.
- Hoàn thành tất cả hồ sơ sổ sách tiếp đoàn kiểm tra thư viện.
            - Tham dự tập huấn Blogger thư viện.
            - Dự chuyên đề tiết học tại thư viện do PGD tổ chức.
            - Hỗ trợ GV làm ĐDHT.
2. Những việc còn tồn tại
II. KẾ HOẠCH THÁNG 3



TUẦN

NỘI DUNG

GHI CHÚ



1

- Hoạt động thư viện theo thời khóa biểu.
- Hoàn thành tất cả sổ sách chuẩn bị kiểm tra.
- Hỗ trợ TPT đội tổ chức ngày hội “ Kể chuyện sử Việt”.



2

- Sưu tầm tài liệu vế ngày 8-3 và ngày 26-3.
- Phối hợp Công đoàn và Chi đoàn tổ chức ngày lễ quốc tế phụ nữ 8-3 cho tất cả CB-GV-CNV.
- Giới thiệu sách theo chủ điểm tháng trong giờ sinh hoạt dưới cờ.
- Phục vụ bạn đọc theo thời khóa biểu.
- Lên kế hoạch kể chuyện theo sách tháng 4.





3

- Đón đoàn kiểm tra thư viện.
- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Thi đố vui hàng tuần.
- Hỗ trợ GV làm ĐDDH.
- Báo cáo công tác thư viện tháng 3 gửi về Phòng GD.




4

- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Thi đố vui hàng tuần.
- Chuẩn bị kế hoạch tháng 4.


HÌNH ẢNH HỘI THI KỂ CHUYỆN SỬ VIỆT




BÁO CÁO HỘI THI KỂ CHUYỆN THEO SÁCH

BÁO CÁO
Kết quả tổ chức hội thi “Kể chuyện sử Việt”
 Năm học 2016 – 2017
 


Căn cứ kế hoạch hoạt động thư viện của Trường Tiểu học Thạnh An năm học 2016 – 2017; 
Căn cứ kế hoạch tổ chức hội thi “Kể chuyện sử Việt”  năm học 2016– 2017 ca Thư viện trường Tiu hc Thnh An;
Thư viện Trường TH Thạnh An báo cáo kết quả tổ chức hội thi “Kể chuyện sử Việt”   năm học 2016– 2017 với những nội dung cụ thể như sau:

I. NHỮNG VIỆC LÀM ĐƯỢC
1. Thời gian tổ chức:
Vào lúc 15 giờ ngày 28 tháng 02 năm 2017 ( Thứ ba)
2. Đối tượng tham gia:
- Tất cả các em học sinh của trường Tiểu học Thạnh An.
3. Nội dung thực hiện.
            - Tổ chức văn nghệ chào mừng.
            - Tổ chức Khai mạc hội thi.
- Mỗi lớp chọn một nội dung dự thi thích hợp mà mình tâm đắc, từ đó xây dựng đề cương (có phần giới thiệu, nội dung và bài học rút ra từ các câu chuyện). 
- Thí sinh trình bày theo hình thức kể chuyện (Có minh hoạ).
- Học sinh kể những mẫu chuyện về các nhân vật Lịch sử Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp của các Anh hùng dân tộc, Danh nhân Việt Nam.
- Tổng cộng có 6 mẫu chuyện kể được các em thực hiện như: Kim Đồng, Hai bà Trưng, Sự tích Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu.
Kết quả:
            +Giải nhất: Lớp 5.1
            +Giải nhì: Lớp 4.2
            +Giải Ba Lớp 5.2
            +Giải Khuyến khích: Lớp 3.1 
II. NHẬN XÉT CHUNG.
1. Ưu điểm:
- Hội thi được tổ chức chu đáo, có chuẩn bị nội dung, thực hiện theo đúng kế hoạch.
-GV chuẩn bị chu đáo cho học sinh về hội thi.
-Học sinh mạnh dạn, tự tin khi thực hiện phần thi kể chuyện của mình.
-Học sinh cổ vũ rất nhiệt tình cho phần thi của các bạn. Nghiêm túc khi tham gia hội thi.
2. Hạn chế:
- Một số mẫu chuyện chưa chuẩn bị chu đáo, chưa thành thạo nội dung câu chuyện, còn  ngập ngừng khi kể.
- Trời khá nắng ở công viên ảnh hưởng đến diễn xuất của học sinh.
- Triều cường dân lên một phần sân công bị ngập nước, rất khó khăn cho ban tổ chức và học sinh.

Trên đây báo cáo kết quả tổ chức hội thi “Kể chuyện sử Việt” năm học 2016– 2017 của Liên đội trường TH Thạnh An./.

KẾ HOẠCH HỘI THI KỂ CHUYỆN THEO SÁCH

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THI “KỂ CHUYỆN SỬ VIỆT”
NĂM HỌC 2016-2017
           
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Trường Tiểu học Thạnh An;
Căn cứ kế hoạch hoạt động thư viện của Trường Tiểu học Thạnh An năm học 2016 – 2017;
Thư viện Trường TH Thạnh An xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi "Kể chuyện sử Việt năm học 2016 – 2017 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
            Nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về lịch sử truyền thống lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc và những mẫu chuyện, những tấm gương, những công lao to lớn của các Anh hùng dân tộc, Danh nhân Việt Nam.
Thông qua Hội thi, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh; nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, yêu thích lịch sử nước  nhà, noi gương các anh hùng dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử. Tạo môi trường cho thiếu nhi – đội viên học tập, rèn luyện về đạo đức, lối sống, giúp các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ.
            Giúp các em tự tin thể hiện bản thân, sáng tạo trong việc truyền tải các nội dung về những tấm gương, những công lao to lớn của các Anh hùng dân tộc, Danh nhân Việt Nam.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian tổ chức hội thi Lúc 15 giờ Ngày 28/02/2017 (Thứ ba)
- Địa điểm: Tại công viên nhà trường.
            III. ĐỐI TƯỢNG – SỐ LƯỢNG:
1. Đối tượng: Học sinh  từ khối 3 đến khối 5
            2. Số lượng:
            Mỗi Lớp chọn 01 câu chuyện kể về những tấm gương, những công lao to lớn của các Anh hùng dân tộc, Danh nhân Việt Nam để tham gia dự thi .(Đăng ký câu chuyện dự thi hạn chót ngày 20/02/2017 gặp Cô Hạnh)

IV. NỘI DUNG-HÌNH THỨC.
1. Nội dung:
-  Những mẫu chuyện về các nhân vật Lịch sử Việt Nam.
- Cuộc đời và sự nghiệp của các Anh hùng dân tộc, Danh nhân Việt Nam.
2.Hình thức và yêu cầu:
2.1. Hình thức thi:
- Mỗi lớp chọn một nội dung dự thi thích hợp mà mình tâm đắc, từ đó xây dựng đề cương (có phần giới thiệu, nội dung và bài học rút ra từ các câu chuyện). 
- Thí sinh trình bày theo hình thức kể chuyện không quá 15 phút, nếu quá 02 phút sẽ bị trừ 1 điểm, nếu quá trên 3 phút sẽ bị Ban Giám khảo cắt bỏ phần còn lại.
2.2. Yêu cầu của Hội thi:
- Câu chuyện kể về Lịch sử cần đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan; lối kể giản dị, mộc mạc, sinh động, phù hợp với nội dung và thiết thực, có tính giáo dục cao.
- Nội dung thi cần được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, sinh động, tránh hình thức, thực hiện đúng thời gian qui định;
- Thí sinh phải thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung câu chuyện đã đăng ký dự thi. Thông qua câu chuyện kể, cần rút ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm và từ đó liên hệ bản thân trong học tập và sinh hoạt.
- Trong quá trình thể hiện câu chuyện kể, thí sinh có thể sử dụng hình ảnh, thơ ca hoặc âm nhạc để lồng ghép nhằm minh họa cho phần kể chuyện, góp phần làm cho câu chuyện dự thi được sinh động hơn.
-Khuyến khích các lớp minh họa cho câu chuyện kể, Ban giám khảo sẽ cộng điểm phần này.
V. THANG ĐIỂM: (20 điểm)
1.      Phần giới thiệu, hóa trang : 2 điểm
2.      Phần nội dung kể chuyện :  18 ( điểm)
- Nội dung kể chính xác, khách quan, trung thực : 10 (điểm)
- Lối kể sinh động, hấp dẫn, thu hút :                      3 (điểm)
- Bài học rút ra cho bản thân :                                 2 ( điểm)
- Tác dụng giáo dục tuyên truyền :                          2 ( điểm)
- Tư liệu, hình ảnh, minh họa  phù hợp:                     1( điểm)
VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG: Ban Tổ chức trao các giải thưởng  cho các câu chuyện đạt giải, cụ thể:
            (Giải thưởng bao gồm giấy khen  và tiền thưởng).
- 01 giải Nhất: 150.000đ
            - 01 giải Nhì: 100.000đ
            - 01 giải Ba: 80.000đ
            - 01 giải Khuyến khích: 50.000đ
            VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
            1. Thành lập Ban Tổ chức -Ban giám khảo:
*Ban Tổ chức
-Ông : Đặng Thái Bình                    -Hiệu trưởng              -Trưởng Ban
-Ông : Lê Hữu Bình              -P. Hiệu trưởng         -Phó Trưởng Ban
-Ông : Ngô Quang Phát                    - TPT                          - Thành viên TT
-Ông : Trần Thị Mỹ Hạnh               -CBTV                        - Thành viên
-Bà:   Đinh Thị Vân Anh                 -TTCM                       - Thành viên
-Bà   : Trần Thị Ngọc Giàu              -TT VP                       - Thành viên
-Bà  : Đinh Thị Liễu                         -TKT Khối 4,5          - Thành viên
*Ban giám khảo.
-Ông : Lê Hữu Bình              -P. Hiệu trưởng         - Trưởng ban
-Bà:   Trần Thị Mỹ Hạnh                 -CBTV                        - Thành viên
-Bà   : Trần Thị Ngọc Giàu              -TT VP                       - Thành viên
            2. Phân công Nhiệm vụ thực hiện:          
-Hiệu trưởng: Duyệt kế hoạch, chỉ đạo chung , phân công từng thành viên BTC thực hiện kế hoạch; duyệt kinh phí khen thưởng hội thi.
-Phó HT: Chỉ đạo các TTCM thực hiện theo kế hoạch. Theo dõi công tác chuẩn bị dự thi của các lớp.
-Các đ/c TTCM: triển khai KH và chỉ đạo GV trong tổ chọn HS tham gia dự thi,  nhắc nhở HS thực hiện theo đúng thời gian và địa điểm mà kế hoạch đề ra.
- GVCN : Tuyển chọn HS tham gia hội thi. đăng ký mẫu chuyện dự thi cho BTC, tập dợt HS tham gia hội thi.
-CBTV : Tham mưu hiệu trưởng về việc tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch; triển khai KH nhắc nhở các lớp thực hiện theo kế hoạch đúng thời gian. Sắp xếp chương trình cho HS tham gia hội thi. Phối hợp các bộ phận tổ chức hội thi.
            -Tổ VTM: Phối hợp các bộ phận tổ chức hội thi, Chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ biểu diễn chào mừng hội thi; Hỗ trợ BTC tổ chức hội thi, điều khiển phần âm thanh hội thi.
-Tổ VP:  Hỗ trợ BCĐ chuẩn bị sân bãi, sân khấu cho việc tổ chức hội thi hàng tuần, chuẩn bị quà khen thưởng tổ chức thực hiện theo KH và sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.

            Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi "Kể chuyện sử Việt  năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Tiểu học Thạnh An. Đề nghị các lớp nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch.
           

                                          

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY 8/3

Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909

                      Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ.


Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

KẾ HOẠCH THÁNG 2


KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN – THIẾT BỊ THÁNG 2

I.  NHẬN ĐỊNH THÁNG 1
1. Những việc làm được
            - Hỗ trợ GV làm ĐDHT.
            - Giới thiệu sách về  những tấm gương hiếu học, tuyên truyền về ngày truyền thống học sinh sinh viên.
            - Vệ sinh phòng đọc thư viện sạch sẽ, bố trí và sắp xếp kệ sách hợp lý dễ quản lý và hoạt động.
- Phối hợp với TPT đội tổ chức hội trại “Mừng Đảng Mừng Xuân” với nhiều hình thức đa dạng hơn được học sinh tham gia tích cực, nhiệt tình.
- Hỗ trợ GV trang trí trại và quản lớp trong hội trại.
- Phối hợp với Chi đoàn trường hỗ trợ tiếp đoàn các trường kết nghĩa của thành phố tặng quà tết cho học sinh.
- Tham gia kế hoạch hoạt động tết của ban thành đoàn Huyện.
- Thanh lý sách cũ, hư hỏng ra khỏi thư viện.
2. Những việc còn tồn tại
            II. KẾ HOẠCH THÁNG 2


TUẦN

NỘI DUNG

GHI CHÚ



1


-Nghĩ tết nguyên đán.



2


- Nghĩ tết nguyên đán.






3


- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Thi đố vui hàng tuần.
- Hỗ trợ GV làm ĐDDH.
- Sưu tầm tư liệu chào mừng ngày 3/2.
- Báo cáo công tác thư viện tháng 2 gửi về Phòng GD.




4

- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Thi đố vui hàng tuần.
- Chuẩn bị kế hoạch tháng 3


             
     HIỆU TRƯỞNG                                                                                    CBTV





KẾ HOẠCH THÁNG 1


KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN THÁNG 1
I.  NHẬN ĐỊNH THÁNG 12
1. Những việc làm được
- Phục vụ bạn đọc thư viện.
- Thay đổi sách hàng tuần đến các lớp.
- Cho học sinh đọc sách theo thời khóa biểu.
- Giới thiệu sách
            - Vệ sinh phòng đọc thư viện sạch sẽ.
            - Hỗ trợ GV làm ĐDHT.
- Cho GV mượn thiết bị theo tiết dạy.
2. Những việc còn tồn tại
           
II. KẾ HOẠCH THÁNG 1

TUẦN

NỘI DUNG

GHI CHÚ


1

- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Phục vụ bạn đọc theo thời khóa biểu.
- Đem sách mới đến tủ sách mini các lớp.
- Thi đố vui hàng tuần.
- Đọc sách theo thời khóa biểu.





2

-Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Phục vụ bạn đọc theo thời khóa biểu.
- Giới thiệu sách theo chủ điểm.
- Phối hợp tổ VTM tổ chức trò chơi cho hs trong ngày hội “Em viết đúng viết đẹp”.




3

- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Tổ chức thi kể chuyện theo sách trong các giờ đọc sách.
- Biên soạn thư mục phục vụ giảng dạy và học tập.
- Báo cáo công tác tháng 12.




4

- Vệ sinh phòng đọc thư viện.
- Phục vụ bạn đọc theo thời khóa biểu.
- Chuẩn bị kế hoạch tháng 1.



HIỆU TRƯỞNG                                                                                           CBTV